danxuan.vn

Chuyên trang tư vấn thuốc bổ xương khớp uy tín số 1 Việt Nam

Thuốc Bổ Xương Khớp

[Chia sẻ] Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Trong cơ thể, cột sống cổ là nơi nối tiếp của đầu và xương sống. Đây là bộ phận tạo nên từ bảy đốt, được đánh số theo thứ tự từ C1 đến C7. Các đốt sống này nối với nhau bằng đĩa đệm.

Do tần suất hoạt động lớn cùng với áp lực nặng lên đĩa đệm nên khu vực cột sống cổ có khả năng chịu tổn thương rất lớn dễ dẫn đến tình trạng thoát vị. Mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ số C5 hay C6 là các tình trạng bệnh phổ biến nhất hiện nay tuy nhiên trên thực tế thì bất kỳ tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nào cũng có thể gây ra tổn thương lớn.

Các yếu tố nguy cơ có thể gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bao gồm:

  • Thoái hóa đĩa đệm theo thời gian
  • Chấn thương trực tiếp ở cột sống
  • Do nguy nhân từ tư thế ngồi, nằm, hoặc làm việc
  • Chuyển động một cách bất ngờ
  • Do di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình
  • Lối sống không lành mạnh ví dụ như ít tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc thường xuyên hút thuốc lá,…
  • Bên cạnh đó, đôi khi nếu bệnh nhân bị rối loạn mô liên kết hoặc tình huống cột sống dị tật cũng có thể góp phần làm phát sinh tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ. Bệnh này có xu hướng phổ biến ở nam nhiều hơn nữ, đồng thời bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ thường là những bệnh nhân rơi vào độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm bao gồm một số dấu hiệu lâm sàng dưới đây:

  • Bệnh nhân cảm thấy đau nhức diện rộng: Cơn đau của bệnh nhân bắt đầu tại một hoặc hai đốt sống cổ sau đó chúng lan rộng ra vị trí bả vai, cánh tay, một số trường hợp lan sang cả sau đầu và hốc mắt bệnh nhân.
  • Tê ngứa tại vị trí tay và chân: Nếu bệnh nhân bị khối thoát vị đè ép lên vùng tủy sống, thì khi đó cảm giác tê ngứa sẽ khởi phát từ vị trí cổ rồi lan ra toàn cơ thể sau đó tới vị trí tay chân. Trong tình huống vị trí chèn ép ở dây thần kinh thì bệnh nhân chỉ có cảm giác tê và ngứa ngáy ở vùng cánh tay, bàn tay và ngón tay.
  • Hạn chế khả năng vận động: các động tác cử động cổ và cánh tay bị hạn chế tức là bệnh nhân không thể đưa tay ra sau lưng hoặc bệnh nhân cũng không thể giơ tay lên trên cao được như trước nữa. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ.
  • Yếu cơ: yếu cơ là biểu hiện của tình trạng khối đĩa đệm đã chèn ép vào tủy sống của bệnh nhân. Các cơ chân sẽ yếu trước rồi mới đến vùng cơ tay làm cho người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề đi đứng hơn người bình thường như đi lại không vững hoặc đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ ngày càng tăng thì bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy các cơ khu vực đùi và bắp chân sẽ rung lên mỗi lần vận động tốn nhiều sức.
  • Các dấu hiệu khác: Một số tình trạng thoát vị đĩa đệm vùng đốt sống cổ như thường cảm thấy đau một bên lồng ngực, khó tiêu, tiếu khó hay khó khăn khi thở,… Các dấu hiệu trên đều là điềm báo biên chứng mức độ nhẹ của bệnh.

Trên thực tế, các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trên lâm sàng không hẳn được thể hiện ra trên tất cả các đối tượng bệnh nhân. Do đó để có thể chẩn đoán một cách chính xác thì bệnh nhân nên đi đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín nhất để có thể được chẩn đoán bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

  • Do thói quen lao động, sinh hoạt: Bệnh nhân khi ngồi sai tư thế khi làm việc hay lao động, ngồi làm việc trong một môi trường trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến cột sống và từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm. Nhất là đối với các công việc sinh hoạt thông thường hằng ngày với những thói quen khó bỏ như ngồi vẹo hoặc nghiêng hẳn sang một bên hay vừa nằm vừa xem tivi hoặc ngủ ở tư thế ngồi trên bàn,… Tất và các thói quen không tốt trên đều ít nhiều là một trong những yếu tố nguy cơ góp phần tạo nên tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ;
  • Do tuổi tác: khi tuổi càng cao thì khả năng mắc các bệnh liên quan đến thoát vị đĩa đệm ngày càng lớn. Trong giai đoạn từ năm 30 tuổi đến năm 50 tuổi, xương của mỗi con người sẽ bắt đầu có các dấu hiệu bị thoái hóa. và dấu hiệu thoái hóa đó chính là cơ hội rất tốt để các vấn đề liên quan đến xương khớp hoành hành như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bên cạnh đó, ở những bệnh nhân cao tuổi thì khả năng đàn hồi và các thành phần nước có trong cơ thể sẽ bị giảm đi theo thời gian do đó bệnh nhân rất dễ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Gặp phải chấn thương hay tai nạn: Các chấn thương này thường sẽ gây tác động rất mạnh mẽ lên phần cột sống từ đó làm cho các chất nhầy có trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài và tạo nên sự chèn ép lên địa đệm.
  • Do yếu tố di truyền: nếu trong nhà bạn có người thân bị mắc bệnh liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm thì con cái họ cũng có khả năng bị di truyền các bệnh liên quan đến xương khớp đó.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Bệnh thoát vị đĩa đệm có tác động một cách to lớn và trực tiếp đến các hoạt động xoay cổ hoặc đầu của bệnh nhân từ đó làm cho các động tác này trở nên kém linh hoạt hơn bình thường. Các triệu chứng đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm cổ thường được kiểm soát bằng thuốc và được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, phương pháp không phẫu thuật. Tuy nhiên đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, nếu đã bỏ qua giai đoạn vàng từ lúc khởi phát, bệnh nhân sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Tàn phế suốt đời:

Bệnh nhân có khả năng bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong một số trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép vào vị trí tủy sống của bệnh nhân.

  • Hẹp ống sống:

Hẹp ống sống là một biến chứng được gây ra bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây nên các triệu chứng như đau đốt sống cổ trầm trọng, đau nhức vùng bả vai hoặc tê vùng bả vai, cánh tay, có khi gây ra tình trạng yếu cơ.

Các triệu chứng lúc này sẽ thường tương tự như triệu chứng của đau thần kinh tọa. Các cơn đau sẽ được xoa dịu nếu vùng cổ vai gáy của bệnh nhân được giảm tính áp lực lên đó khi bệnh nhân ở trạng thái nằm, cúi gập người xuống, tuy nhiên các dấu hiệu đau sẽ trở lại nếu vẫn duy trì tư thế lưng thẳng đứng.

  • Thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não

Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường thì nó sẽ bị chèn ép lên trên hệ thống động mạch đốt sống thân do đó thường gây ra các tình trạng thiếu máu lên não.

  • Chèn ép rối thần kinh vị trí cánh tay

Nguyên nhân xuất phát từ việc các rễ thần kinh đi từ tủy cổ qua lỗ liên hợp vì vậy khi đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí của nó sẽ gây ra các tình trạng chèn ép lên tủy sống hoặc chèn ép lên các lỗ liên hợp gây nên các tình trạng các dây thần kinh ở đây bị chèn ép. Các dấu hiệu được biểu hiện ra ngoài đó chính là đau nhức mỏi các cơ vùng vai gáy, co cứng các cơ vùng vai gáy ở vùng cánh tay hai bên hoặc một bên, tình trạng đau có thể kèm theo biểu hiện tê bì hoặc biểu hiện các cơ cánh tay bị teo lại.

  • Hội chứng chèn ép tủy

Thường đối với các bệnh nhân có triệu chứng rối loạn vận động, hay tình trạng rối loạn cảm giác chỉ gặp tình trạng đau với mức độ nhẹ hoặc không đau.

  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật

Hội chứng này được biểu hiện rõ ràng nhất là biểu hiện chóng mặt, ù tai, có thể có tình trạng mất thăng bằng. Có thể bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở khu vực hốc mắt, hay cảm giác mắt bị mờ đi theo từng cơn; mặt bỗng dưng đỏ bừng bừng, mồ hôi vã ra từng đợt; huyết áp tụt, tăng nhu động ruột gây đau bụng, đau tức ngực theo từng cơn, thực quản bị chèn ép dẫn đến hiện tượng khó khăn khi nuốt.

  • Đau lan rộng

Các biểu hiện đau có thể lan tỏa rộng đến toàn bộ lưng rồi đến khu vực mông, đùi, cẳng chân làm cho các bộ phận này trở nên hoạt động kém linh hoạt hơn bình thường.

Nếu bệnh nhân không điều trị một cách kịp thời cũng như dứt điểm tình trạng trên, bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm về sau. Việc khám bệnh và điều trị cần phải được làm trong điều kiện ở những bệnh viện thật sự uy tín.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Lâm sàng

Hội chứng cột sống cổ:

  • Đau vùng cổ cục bộ hoặc cơn đau lan lên cùng vai hoặc chẩm.
  • Cơn đau tăng lên khi bệnh nhân vận động vùng đốt sống cổ
  • Bệnh nhân có các điểm đau ở khu vực cột sống cổ hoặc bên cạnh cột sống cổ.
  • Bệnh nhân có tư thế chống đau đặc biệt như: khi đau thường nghiêng đầu sang một bên và vùng bên vai vai đau sẽ được nâng cao hơn so với bên vai lành.

Hội chứng chèn ép rễ:

  • Bệnh nhân có cảm giác đau vùng rễ thần kinh một cách từ từ
  • Các cơn đau xuất hiện một cách lan tỏa ra tay theo phân bố vào các khu vực có rễ thần kinh bị chèn ép lên
  • Bệnh nhân có sự giảm các giác đau theo chiều rễ thần kinh bị chèn ép
  • Nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ dương tính: Cằm bệnh nhân chạm xương ức sau khi được gấp cổ bệnh nhân lại. Khi đó cơn đau sẽ xuất hiện men theo đường rễ thần kinh bị tổn thương

Hội chứng tủy cổ:

  • Với các triệu chứng lâm sàng liên quan đến chèn ép tủy cổ với các mức độ khác nhau.
  • Triệu chứng tăng phản xạ gân xương các chi trên cơ thể: Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ C3 trở lên sẽ xuất hiện tình trạng này.
  • Hiện tượng giảm phản xạ gân xương ở 2 bên chi trên: bao gồm thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ C3 trở xuống.

Cận lâm sàng:

  • Khi chụp X quang thường quy cột sống cổ (ở cả tư thế thẳng nghiêng hay chếch): Cần đánh giá được mức độ thoái hóa cột sống, lỗ liên hợp, trượt đốt sống,..
  • MRI, Ct -Scanner cột sống cổ: có tác dụng trong việc chẩn đoán một cách chính xác vị trí và mức độ tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Các cấp độ của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Dưới đây là một số dấu hiệu của tình trạng đĩa đệm cột sống cổ đặc hiệu đối với 3 cấp độ tương ứng về mức độ cũng như tần suất theo sự tăng dần của tình trạng bệnh.

  • Cấp độ 1: Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy các đốt sống cổ của mình bị căng cứng, khó khăn trong việc xoay chuyển cơ thể, cảm thấy hơi đau nhức khi cúi xuống. Cơn đau sẽ lan dần xuống vùng vai, và tình trạng này tăng khi bệnh nhân làm các công việc nặng nhọc, mức độ tăng theo thời gian.
  • Cấp độ 2: Căn nguyên thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không rõ ràng vì các cơn đau nhức thường kéo dài từ vùng gáy ra sau đầu và tai. Đặc biệt khi bệnh nhân vận động các hoạt động liên quan đến cổ thì bệnh nhân đều cảm thấy vướng víu và cảm thấy đau, có khi bệnh nhân còn bị vẹo cổ.
  • Cấp độ 3: Tình trạng nhức đầu ở vị trí vùng chẩm, vùng trán, cơn đau nhức bắt đầu từ vùng gáy rồi dần lan xuống vùng bả vai. Tình trạng đau và tê bì thường tồn tại ở một bên hoặc cả hai bên cánh tay của bệnh nhân, dần dần bệnh nhân không còn cảm giác khéo léo của bàn tay. Đôi khi bệnh nhân còn xuất hiện một số dấu hiệu nấc cụt, ngáp kèm theo tình trạng chảy nước mắt và chóng mặt khi bệnh nhân hoạt động.

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc

Một số loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm không kê đơn như: ibuprofen (biệt dược là Advil hoặc Motrin), naproxen (Biệt dược là Aleve hoặc Naprosyn,…) Các thuốc này có tác dụng giảm tình trạng đau và giảm sưng tấy. Tuy vậy bạn cần chú ý không nên sử dụng các loại thuốc này liên tục trong vòng 10 ngày mà không hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị do vấn đề tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa hóa hoặc các vấn đề về tim ở bệnh nhân dùng số lượng lớn trong thời gian dài NSAID. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng không nên dùng nhiều loại thuốc giảm đau cùng lúc để tránh gặp các tác dụng phụ.

Các chất gây nghiện như codein hay oxycodone-acetaminophen (Percocet) cũng có thể là một trong những sự lựa chọn ngắn hạn. Bác sĩ có thể kê khi các thuốc thông thường không có tác dụng.

Bác sĩ cũng có thể kê một số đơn thuốc giãn cơ với mục đích làm giảm có thắt cơ lưng. Một số nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm khác có tác dụng giảm đau thần kinh như amitriptyline (biệt dược là Elavil, Vanatrip), duloxetine (biệt dược là Cymbalta), gabapentin (biệt dược là Neurontin), pregabalin (biệt dược là Lyrica) và tramadol (biệt dược là Ultram). Ngoài ra bệnh nhân cũng cần bổ sung một số thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, B6, B12.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật

Hầu hết những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm không cần phải phẫu thuật. Việc cần làm là nghỉ ngơi và các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác trong vòng từ 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên nếu các cơn đau không giảm thì bệnh nhân cần được phẫu thuật.

Cụ thể hơn các trường hợp cần phẫu thuật bao gồm: không hiệu quả khi dùng giảm đau, tiêm hay vật lý trị liệu; các triệu chứng nghiêm trọng hơn, như đau quá mức hay liệt các chi, hạn chế đi lại, hội chứng đuôi ngựa, không có kết quả điều trị qua 6 tháng điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa.

Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Đứng: Khi bệnh nhân đứng cần phải đứng thẳng và đứng cân xứng 2 bên. Khi ấy trọng lượng cơ thể sẽ dồn đều lên cả hai chân không ưỡn bụng và thắt lưng. Bệnh nhân không nên đứng ở tư thế làm cho thân mình dài ra nhất là khi dùng giày hoặc guốc cao gót.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nên ăn gì?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nên ăn gì?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nên ăn gì?

  • Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein

Protein là một thành phần rất quan trọng đối với xương khớp giúp tạo nên cấu trúc của cơ thể. Do đó việc ăn nhiều thực phẩm nhiều protein mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể chúng ta sẽ giúp duy trì và sửa chữa tổn thương phần xương, sụn và mô mềm.

Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… Trong các loại rau củ như đậu nành, quả bơ, bông cải xanh,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc uống nước canh xương sẽ rất tốt cho cải thiện vấn đề về xương khớp.

  • Bệnh nhân cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có tác dụng làm sạch quá trình tiêu hóa của cơ thể. Các chất xơ như chất nhầy, gôm, pectin làm cho bệnh nhân có cảm giác no bụng, làm cho bệnh nhân ăn ít đi, do đó có thể giảm được áp lực của trọng lượng của cơ thể lên đĩa đệm. Do đó chất xơ còn giúp phục hồi cột sống ở mức độ tế bào.

Một số thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm tôm, cà chua, các loại rau quả,…

  • Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega-3

Acid béo omega-3 có tác dụng tạo nên collagen từ đó phòng ngừa tổn thương cho sụn hay đĩa đệm cho thoát vị gây nên.

Một số thực phẩm bổ sung acid béo omega-3 như cá ngừ, hạt lanh, rau đậm màu xanh như mùi tây, bông cải xanh,…

Một số bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Bài tập 1: Tư thế châu chấu

  • Bệnh nhân nằm ở tư thế úp bụng xuống sàn. Bạn có thể tránh khó chịu trong quá trình luyện tập bằng cách đặt một miếng lót mềm bên dưới nếu cần.
  • Sau đó, bệnh nhân cần kéo giãn cả 2 cánh tay và đặt 2 cánh tay dọc theo chiều dài cơ thể.
  • Kết hợp hít thở cùng với nâng ngực, đầu, cẳng chân và cánh tay lên trên mặt sàn.
  • Giữ tư thế thẳng cả cánh tay và cẳng chân. Thả lỏng ngón tay và ngón chân rồi tập trung hít thở.
  • Giữ nguyên ở tư thế trên trong khoảng 5-30 giây, rồi hạ chân xuống kết hợp thả lỏng người.

Bài tập 2: Tư thế trẻ con

  • Bệnh nhân quỳ gối trên sàn bằng phẳng, hai đầu gối mở rộng và ngồi lên gót chân.
  • Bệnh nhân cúi gập người để phần trên thân nằm giữa hai đùi và phần đầu dựa trên sàn nhà hay một tấm nệm đỡ.
  • Để cho 2 tay duỗi thẳng hướng lên phía trước, úp lòng bàn tay sát xuống thảm.
  • Bệnh nhân cần giữ nguyên tư thế trên trong 1 phút kèm hít thở sâu.

Bài tập 3: Ngồi xoay người

Bài tập 3: Ngồi xoay người

Bài tập 3: Ngồi xoay người

Tư thế vặn mình hoặc ngồi xoay người có tác dụng kéo giãn cột sống ở vị trí đốt sống cổ đến thắt lưng nên có thể khắc phục được các triệu chứng đau nhức vùng cổ và vùng vai gáy,… Các bước thực hiện bao gồm:

  • Người bệnh ngồi, xoay người và bắt chéo 2 chân, thẳng lưng.
  • Tay trái đặt lên đầu gối phía bên phải, tay phải đặt phía sau lưng ở trên sàn. Cánh tay phải và các ngón tay xoay ra phía bên ngoài.
  • Sau đó, bệnh nhân hít thở và xoay thân người cùng với đầu sang bên phải. Giữ nguyên tư thế trên trong vòng 60 phút, rồi sau đó làm động tác tương tự đối với bên còn lại.
  • Lặp lại động tác trên tối thiểu 3 lần một bên.

Bài tập số 4: Tư thế rắn hổ mang

  • Bệnh nhân nằm trên sàn rồi úp 2 bàn tay và đặt ở phía dưới vai.
  • Bệnh nhân duỗi thẳng trên sàn, cuộn rốn vào bên trong và nâng khung xương chậu lên.
  • Ấn bàn tay xuống mặt sàn, trải rộng ngón tay.
  • Thực hiện động tác kéo vai ra phía sau.
  • Đẩy phần trên cơ thể lên khỏi mặt sàn rồi giữ thẳng cánh tay.
  • Giữ cố định các bộ phận ngón chân, hông, căng chân cố định tại mặt sàn.
  • Nghiêng cằm và nâng ngực lên phía trước.
  • Sau đó bệnh nhân cần giữ nguyên tư thế trên trong khoảng 15 đến 30 giây đồng thời hít ra thở vào như bình thường.
  • Tiếp theo, bệnh nhân trở lại tư thế nằm sấp trên mặt sàn rồi đặt 2 tay cạnh đầu và hít ra thở vào một cách đều đặn.

Bài tập số 5: Tư thế nâng chân và cánh tay

  • Chống 2 tay và cúi người ở trên gối sau đó ngẩng đầu lên.
  • Sau đó bệnh nhân cần nâng tay lên rồi duỗi thẳng ra phía trước, sau đó nâng đồng thời duỗi chân phải ra phía đằng sau.
  • Để nguyên tư thế đó trong vòng khoảng 5 giây, cùng với đó là hít thở sâu và thật chậm.
  • Sau đó bệnh nhân cần trở về tư thế ban đầu và đổi bên để làm tương tự với tay phải và chân trái.
  • Lặp lại động tác trên khoảng 5 đến 10 lần cho một bên.

Bài tập 6: Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu là bài tập tác động lên cột sống lưng và các dây thần kinh. Do đó tư thế này rất tốt trong việc làm giảm cơn đau vùng lưng, cổ, và vai gáy. Bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm tư thế cây cầu bao gồm các động tác:

  • Bệnh nhân nằm ngửa, co gối lên, rồi đặt 2 bàn chân chạm lên sàn. Sau đó để nguyên tư thế này sao cho khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai và 2 tay đặt dọc theo chiều dài của chân.
  • Hít thở sâu, phần hông và bụng nâng cao lên hết sức có thể. Hai chân co sát vào mông, cổ, và vai tỳ sát xuống sàn.
  • Để nguyên động tác trên trong khoảng 45 đến 60 giây, kết hợp với việc thở chậm và đều đặn. Tiếp đó nằm từ từ xuống, thở chậm rãi và sâu để thư giãn.
  • Tiếp theo lặp lại động tác thêm khoảng 3 đến 5 lần.

Bài tập 7: Tư thế kéo giãn cơ cổ

Bài tập 7: Tư thế kéo giãn cơ cổ

Bài tập 7: Tư thế kéo giãn cơ cổ

  • Bệnh nhân ngồi xếp bằng, cánh tay phải duỗi thẳng, hướng lòng bàn tay xuống sàn nhưng không chạm sàn. Tay trái đặt cạnh đầu phải.
  • Dùng lực tay trái từ từ kéo đầu nghiêng về vai trái để cổ được kéo giãn hết mức. Tay trái đặt cạnh đầu phải. Bên cạnh đó điều chỉnh vai thẳng và không nghiêng theo đầu.
  • Hít thở một cách nhẹ nhàng và để nguyên tư thế trong khoảng 10 đến 15 giây. Sau đó nhẹ nhàng trở về tư thế ban đầu và làm tương tự với bên còn lại.

Bài tập 8: Tư thế chạm tay

  • Bệnh nhân ngồi xếp hàng, thẳng lưng. Thả lỏng hai tay trên đùi hoặc trên sàn, sau đó hít thở một cách nhẹ nhàng.
  • Sau đó điều chỉnh tư thế sao cho 2 bên đầu gối từ từ chống xếp lên nhau. Hai má ngoài của 2 chân chạm lên trên mặt sàn.
  • Đưa tay trái lên để vòng qua vai trái rồi bắt lấy tay phải vòng từ dưới qua lưng.
  • Dùng tay phải bên dưới để kéo tay trái để chuyển động lên xuống. Tác dụng của việc này là giúp giải phóng và mở rộng khớp vai.
  • Làm động tác trên khoảng 5 nhịp thở và sau đó trở về tư thế cũ.
  • Lặp lại các động tác với bên còn lại.

Nguồn tham khảo: https://nhathuocngocanh.com/cac-phuong-phap-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-co/