danxuan.vn

Chuyên trang tư vấn thuốc bổ xương khớp uy tín số 1 Việt Nam

Thuốc Bổ Xương Khớp

Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là bao gồm gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. Thoái hóa cột sống thường được dùng để gọi tình trạng viêm xương khớp cột sống.

Cột sống là bộ phận quan trọng đảm nhiệm vai trò nâng đỡ toàn bộ phần trên cơ thể. Các bệnh về cột sống đều xuất phát từ tình trạng thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống chủ yếu xảy ra ở người già do lão hóa. Tuy nhiên, ngày nay căn bệnh này trở nên phổ biến hơn ở những người trẻ do chế độ dinh dưỡng, lối sống và nhiều nguyên nhân khác.

Thoái hóa cột sống không chỉ gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác. Chính vì thế, việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Tất cả những thông tin hữu ích về bệnh thoái hóa cột sống sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé.

Phân loại

Thoái hóa cột sống bao gồm thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống lưng.

Thoái hóa cột sống cổ: là tình trạng liên quan đến những thay đổi về xương, đĩa đệm và khớp ở vùng cổ. Những thay đổi này được gây ra bởi tiến trình thoái hóa. Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở đoạn C5 – C6 –C7, hay gặp ở người cao tuổi. Bệnh do sự thoái hóa đĩa đệm, sụn khớp, hình thành các gai cột sống vùng cổ, chèn ép dây thần kinh khiến đau vùng cổ và cứng cổ.

Thoái hóa cột sống lưng: là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống kết hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống bao gồm cả nguyên nhân nguyên phát và thứ phát:

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống

Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống

  • Ở tuổi già, khi các cơ quan đều lão hóa bao gồm cả cột sống, khiên chức năng cột sống bị suy giảm nặng gây ra bệnh. Tình trạng lão hóa hiện nay không chỉ xảy ra ở tuổi già mà còn xuất hiện ở nhiều người trẻ do cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
  • Bị tai nạn, chấn thương vùng cột sống.
  • Thừa cân béo phì, khiến cột sống chịu áp lực chống đỡ lớn, bị thoái hóa sớm.
  • Ngồi máy tính hoặc ngồi học nhiều, sai tư thế.
  • Dùng nhiều rượu bia, thuốc lá.
  • Ăn uống thiếu chất, ăn nhiều đồ ăn nhanh, lượng calci, magie cung cấp không đủ.
  • Lười vận động hoặc tập thể dục, lao động quá sức.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống

Triệu chứng thoái hóa cột sống ở mỗi người sẽ khác nhau về mức độ và thời gian. Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp ở căn bệnh này là:

Thoái hóa cột sống cổ:

  • Đau vùng cổ, cứng cổ, không quay được đầu xuất hiện bất ngờ, nặng lên và kéo dài đến vài ngày. Nặng hơn đau có thể lan xuống vùng vai, cánh tay.
  • Yếu cơ, tê cánh tay, vai, mất cảm giác.
  • Nấc, ngáp, đau đầu, choáng váng nếu bị thoái hóa ở vị trí đốt C1 – C2.

Thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Đau âm ỉ vùng thắt lưng kéo dài.
  • Đau nhiều hơn khi vận động.
  • Nếu nặng hơn, đau có thể lan xuống vùng chân, gây yếu cơ, tê, hạn chế vận động của người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa cột sống, các phương pháp thường được sử dụng là:

  • Chup X- quang: là phương pháp thông dụng và hiệu quả nhất, giúp phát hiện những tổn thương, gai xương hoặc tổn thương sụn, đĩa đệm.
  • Chụp cộng hưởng từ: cho phép phát hiện những vị trí ở đĩa đệm bị tổn thương, tìm ra dây thần kinh bị thoát vị.
  • Việc chẩn đoán bệnh cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị đạt chuẩn.

Điều trị thoái hóa cột sống là việc làm cần thiết và kịp thời để đảm bảo sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Điều trị thoái hóa cột sống

Điều trị thoái hóa cột sống

  • Biện pháp dùng thuốc: dùng các thuốc giảm đau, chống viêm hoặc tiêm corticosteroid.
  • Biện pháp vật lý trị liệu cũng rất hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng cột sống.
  • Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và các biện pháp khác không có hiệu quả, phẫu thuật sẽ là sự lựa chọn phù hợp.

Các biện pháp không dùng thuốc: massage, châm cứu, chườm nóng, chườm lạnh.

  • Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những điều cần chú ý trong liệu trình điều trị bệnh: duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế dầu mỡ, bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho cơ thể.
  • Vận động nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để quá béo.
  • Ngồi đúng tư thế, không lao động quá sức, cần nghỉ ngơi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khi có biểu hiện bệnh nên đến khám bác sĩ sớm nhất để được chẩn đoán cụ thể và có hướng điều trị phù hợp, không tự ý dùng thuốc.

Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống

  • Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phong phú, tránh ăn thực phẩm dầu mỡ, bổ sung thêm calci cho cơ thể.
  • Ngồi làm việc cần chú ý thời gian, không ngồi quá lâu, ngồi đúng tư thế.
  • Vận động thường xuyên, tập các bài tập phù hợp với sức khỏe để xương khớp dẻo dai.
  • Không lao động quá sức hoặc tập sai tư thế các bài tập nặng.
  • Kiểm soát cân nặng, không để quá béo.

Với những thông tin bổ ích trên, mong rằng các bạn sẽ nhận biết và điều trị kịp thời để ngăn chặn căn bệnh này, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mình và người thân.

Xem thêm:

Bệnh đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, Triệu chứng, Biện pháp điều trị

Bệnh nhân thoái hóa khớp nên ăn gì, cần tránh những đồ ăn gì?